Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Vitamin nhóm B rất cần thiết đối với cơ thể. Đây là hợp chất hòa tan, không lưu lại trong cơ thể lâu nên cần phải bổ sung thường xuyên qua những thực phẩm dùng hàng ngày. Vitamin nhóm B bao gồm vitamin B1, vitamin B2, niacin, folate, vitamin B6, B12, biotin và pantothenie acid.

Vitamin B1 (thiamin)
B1 giúp cơ thể chuyển hóa carbonhydrates, rượu, mỡ khi ăn vào thành năng lượng, có nhiều trong rau xanh hoa quả, thịt động vật, sữa, trứng, thực phẩm dạng hạt... Đây là loại vitamin hòa tan nên rất dễ bị tổn thất khi chế biến quá kỹ, nhất là trong trường hợp bổ sung thêm bicarbonate soda vào nước sẽ làm trôi nhanh nguồn dưỡng chất này.
Khẩu phần vitamin B1 khuyến cáo nên dùng đối với người lớn là 0,4 mg/ 1.000kcal. Thiếu hụt vitamin B1 có thể làm cho cơ thể mắc phải bệnh tê phù, ngược lại nếu dùng dài kỳ ở liều 3g B1/ngày có thể để lại phản ứng phụ nguy hiểm.

Vitamin B2 (riboflavin)
giúp thực phẩm khi ăn vào biến thành năng lượng, ngoài ra nó còn có nhiệm vụ tạo ra một số enzyme quan trọng. Vitamin B2 có nhiều trong sữa, bơ, trứng, ngũ cốc, thịt, sản phẩm thịt.... và rất dễ bị khử bởi ánh sáng tự nhiên, vì vậy thực phẩm khi mua về nên dùng ngay, tránh phơi ra ánh nắng mặt trời, kể cả sữa.
Hàng ngày cơ thể cần khoảng 1,1mg Vitamin B2 (đối với phụ nữ) và 1,3mg (đối với nam). Nếu thiếu hụt vitamin B2 dễ mắc bệnh răng miệng. Vitamin B2 là loại hợp chất không hòa tan nên rất ít khi để lại phản ứng phụ gây ngộ độc
Vitamin B3 (niacin)
Niacin là dưỡng chất rất cần cho cơ thể để hình thành các loại enzyme quan trọng và chuyển hóa năng lượng từ nguồn thức ăn đầu vào. Vitamin B3 có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, sản phẩm thịt, bánh mì, ngũ cốc tăng cường, khoai, sữa, cá,... Liều dùng khuyến cáo 6,6 mg/1.000kcal cho mọi lứa tuổi, riêng phụ nữ cho con bú nên bổ sung thêm 2,3 mg/ngày.
Thiếu hụt vitamin B3 có thể gây bệnh pellagra, làm xạm đen hoặc tróc vảy da khi phơi ra ngoài nắng. Nếu dùng liều cao từ 3-6g/ngày có thể gây tổn thương gan, gây cháy nắng mặt và da.
Vitamin B6 (pyridoxine)
Vitamin B6 rất cần cho quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể và là hợp chất quan trọng cho việc tạo haemoglobin (huyết sắc tố, chất tạo nên màu đỏ của tế bào hồng cầu), máu cho cơ thể. Vitamin B6 có nhiều trong thực phẩm truyền thống như ngũ cốc, hoa quả, rau xanh dạng lá và gan động vật. Liều dùng khuyến cáo tùy thuộc vào lượng protein tiêu thụ của mỗi người, trung bình từ 15mg trên mỗi gam protein. Nếu lạm dụng, dùng trên 50 mg/ngày có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh. Tại Mỹ người ta khuyến cáo không được dùng quá 10mg/ngày, trừ khi có đơn của bác sĩ.
Folate (folic acid)
Folate có nhiệm vụ tạo tế bào máu và giúp tế bào máu phát triển, giúp phụ nữ mang thai giảm thiểu bệnh khuyết tật ống thần kinh, để trẻ phát triển cột sống và não hoàn hảo. Folate có nhiều trong các loại thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày, kể cả trong rau xanh, khoai tây, ngũ cốc tăng cường, bánh mì, thực phẩm dạng hạt, đậu đỗ,... Folate rất dễ bị tổn thất khi nấu nướng trong nước. Liều dùng khuyến cáo 200µg/ngày đối với người lớn. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 60-100µg/ngày và có thể dùng folate cho đến tuần mang thai thứ 12, riêng những người đang có kế hoạch sinh con thì bổ sung khoảng 400µg/ngày để làm giảm khuyết tật ống thần kinh phôi cho trẻ em tương lai.
Thiếu hụt folate có thể gây thiếu máu, nhất là những người có khẩu phần ăn nghèo dưỡng chất, hoặc gây bệnh đường ruột. Sử dụng liều cao có thể ảnh hưởng việc hấp thụ kẽm của cơ thể. Gan là thực phẩm rất giàu folate nhưng phụ nữ mang thai không nên ăn vì gan có hàm lượng vitamin A cao, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Vitamin B12
Vitamin B12 có nhiệm vụ tăng cường sức khỏe cho tế bào máu và tế bào thần kinh. Đây là dưỡng chất có trong sản phẩm động vật và trong men, như trong gan, trứng, sữa, thịt, cá, ngũ cốc. Liều khuyến cáo là 1,50µg/ ngày cho người lớn, riêng nhóm phụ nữ đang nuôi con cần thêm 0,5µg/ngày. Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây bệnh thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thần kinh. Nếu dùng đến ngưỡng 3mg/ngày ở người lớn cũng không gây độc cho cơ thể.
Biotin
Biotin là dưỡng chất rất cần cho cơ thể để làm tan mỡ, có nhiều trong trứng, sữa, sản phẩm sữa, ngũ cốc, cá, rau củ quả. Cơ thể cần một lượng nhỏ biotin và thường do khuẩn trong ruột sản xuất ra nên không cần phải bổ sung thêm.
Pantothenic acid
Đây là loại axít rất cần để giúp cơ thể sản xuất năng lượng từ thức ăn đầu vào. Có nhiều trong thực phẩm như thịt, ngũ cốc, đậu đỗ và rất ít khi phát hiện thấy cơ thể thiếu hụt nguồn dưỡng chất này.
"Chuối là thực phẩm có chứa carbohydrates, Vitamin B, và 3 loại đường tự nhiên cộng thêm chất xơ. Rất tốt để bồi bổ năng lượng."

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

1. Bữa sáng tốt nhất là trứng và sữa
Nếu bữa sáng thiếu những món chứa tinh bột (cháo hoặc bột ăn dặm), bé sẽ kém phát triển chiều cao. Trong bữa sáng, cha mẹ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tránh cho bé uống sữa như uống nước lọc. Nên cho bé uống một lượng nhỏ nước lọc tráng miệng sau khi bé đã ăn sáng.

2. Thức ăn nguồn gốc đậu nành có thể thay cho rau xanh
Thức ăn có nguồn gốc từ đậu nành có nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tương tự một số loại rau xanh nhưng nó không thể thay thế cho rau xanh. Rau xanh là thực phẩm không thể thay thế, dù đó là hoa quả tươi.
3. Bé bị táo bón, cần cho ăn chuối
Chuối không phải lúc nào cũng giúp đường ruột hoạt động hiệu quả với bé bị “táo”. Quan trọng là cần tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh, ăn chuối thường xuyên để phòng tránh táo bón.
4. Đồ ăn vặt luôn gây hại cho bé
Bản thân đồ ăn vặt không xấu vì đồ ăn vặt cung cấp năng lượng cho bé (bên cạnh bữa ăn chính). Nên đổi tên đồ ăn vặt thành bữa ăn phụ dinh dưỡng dành cho bé. Bạn cũng cần quan tâm đến những món trong bữa phụ giống như với bữa chính.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Trứng muối, gan động vật hay thậm chí cả sữa chua, chocolate... là những loại thực phẩm một số bé rất thích ăn, nhưng ăn nhiều có thật sự tốt không?

1. Trứng muối và sự phát triển của trẻ
Trứng muối có vị rất lạ và đặc biệt, vì thế nhiều bé rất thích ăn. Nhiều bà mẹ cho rằng trứng muối được chế biến từ trứng gà, vừa có dinh dưỡng vừa có mùi vị đặc biệt, vì thế thường xuyên cho trẻ ăn trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Nhưng trứng muối lại không tốt nếu bé ăn quá nhiều, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Nguyên nhân là trong quá trình chế biến trứng muối phải sử dụng một lượng chì nhất định, trong khi chì có ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và quá trình tạo máu. Đặc biệt, bé còn rất mẫn cảm với chì, tỷ lệ hấp thu chì cao hơn rất nhiều so với người lớn. Não bộ và hệ thần kinh của bé còn chưa phát triển một cách đầy đủ, nên càng dễ bị tổn thương, do đó gây ảnh hưởng lớn đến trí lực của bé.
2. Gan động vật và độc tố tiềm ẩn
Gan động vật có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, có thể bổ sung sắt và vitamin A, vì thế nhiều bà mẹ hay cho trẻ ăn gan động vật trong bữa ăn của bé. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng, tuy gan có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nhưng  cũng chính là "bộ máy giải độc" lớn nhất trong cơ thể, vì thế hàm lượng độc tố cũng như lượng khí thể hóa học trong gan cũng rất cao. Do đó bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng gan vừa đủ, nếu ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe bé. Ngoài ra, lượng vitamin A có trong gan động vật nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể cũng có thể dẫn đễn một số bệnh khác.
3. Sữa chua và chứng đau dạ dày
Sữa chua có vị chua chua ngọt ngọt, vì thế trẻ thường rất thích. Tuy nhiên ăn sữa chua quá nhiều có thể dẫn đến đau dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường trong cơ thể. Hơn nữa không nên cho bé ăn sữa chua quá sớm (dưới 1 tuổi) vì đường ruột của bé dưới 1 tuổi còn rất non nớt, nếu bé ăn có thể gặp vấn đề về đường ruột.
4. Rau chân vịt và sự phát triển của xương
Các bà mẹ thường cho rằng rau chân vịt có hàm lượng sắt lớn, là loại rau xanh tốt nhất để bổ sung máu cho bé, vì thế thường cho bé ăn hàng ngày. Các nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra rằng, thực tế lượng sắt có trong rau chân vịt không nhiều đến vậy, thậm chí còn thấp hơn lượng sắt có trong rau cải xanh, cải trắng và cần tây.
Hơn nữa, lượng axit khá cao trong rau chân vịt khi được hấp thụ vào cơ thể, sẽ hòa tan canxi trong dạ dày, vì thế nếu ăn quá nhiều rau chân vịt, bé sẽ rất dễ bị thiếu canxi, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự hấp thu kẽm, không có lợi cho sự phát triển xương và răng của trẻ.
5. Thực phẩm có tính axit và chứng cô độc
Thực phẩm có tính axit không phải là chỉ là thực phẩm có vị chua mà còn là các loại thịt, trứng và đường. Những thực phẩm này thường được cho là rất bổ dưỡng nhưng khi ăn nhiều, qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ làm cho huyết mạch cũng có tính axit.
Ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit sẽ hình thành nên thể chất mang tính axit, khiến các vi chất tham gia vào sự phát triển của não bộ và duy trì chức năng sinh lý như canxi, kali, magie tiêu hao, ảnh hưởng tới tâm trạng, làm cho bé mắc chứng bệnh cô độc.
Giải pháp: Điều chỉnh cơ cấu 3 bữa ăn, giảm tỉ lệ thức ăn có protein, chất béo, chất đường; tăng thêm thực phẩm có tính kiềm như rau xanh, hoa quả, làm cho độ kiềm axit trong máu trở lại cân bằng, giúp giải thoát bé khỏi chứng cô độc.
6. Các loại bột và bệnh cận thị
Rất nhiều ông bố bà mẹ thường xuyên cho bé ăn bột gạo, bột mỳ. Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn chất bột nghiền quá nhỏ trong một thời gian dài sẽ rất tới thiếu hụt sinh tố B, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh. Ngoài ra, do mất quá nhiều Cr (Chromium) mà ảnh hưởng đối với phát triển thị lực, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra cận thị.
Cr là một loại hormone quan trọng trong cơ thể, nếu không đủ sẽ làm tính linh hoạt của insulin giảm đi, khả năng điều tiết đường trong máu giảm, gây ra bệnh cận thị.
Giải pháp: Mỗi ngày cơ thể cần 50-200mg nguyên tố Cr từ thức ăn trong khi các thực phẩm tinh chế như bột gạo, bột mỳ đã bị hao hụt tới 80% Cr. Vì vậy, nên cho bé ăn thức ăn nấu từ gạo nguyên hạt (nấu chín rồi xay nhỏ) để đảm bảo đủ chất.
7. Cafe, trà và chứng thấp bé
Trong cafe, trà có chứa rất nhiều cafein mà cafein lại gây ra trở ngại cho phát triển xương cốt của bé. Những đứa bé thường xuyên uống cafe, ăn kẹo bánh làm từ cafe thì sẽ có nguy cơ bị "lùn". Các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ chuyện này.
Giải pháp: Thường xuyên cho bé uống nước lọc hoặc nước hoa quả tự nhiên, nên ít tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với cafe.
8. Chocolate và chứng đái dầm
Chocolate được chứng minh là có rất nhiều chức năng bảo vệ sức khoẻ (bảo vệ tim, phòng chống ung thư, giảm béo, tạo hưng phấn) vì thế được nhiều chuyên gia dinh dưỡng gợi ý nên dùng. Chính vì vậy, chủ đề chocolate dinh dưỡng dần dần "nóng" lên và trở thành một loại thực phẩm thời thượng. Tuy nhiên, bé nên hạn chế sử dụng chocolate, nếu không sẽ dễ gây ra chứng đái dầm.
Cơ thể bé còn non nên việc ăn nhiều chocolate sẽ làm cho bàng bàng quang phình to, cơ bàng quang trở nên thô ráp, xuất hiện hiện tượng co thắt không chủ động. Đồng thời chocolate                  
cũng làm bé ngủ sâu khiến khi trong bọng đái đầy nước tiểu thì không thể tỉnh dậy kịp, lâu dần thành bệnh đái dầm.
Giải pháp: Nên ít cho bé ăn và uống chocolate, đặc biệt là trước lúc đi ngủ.
9. Cá khô và răng đốm vàng
Cá khô được chế biến từ cá biển, không chỉ giàu dinh dưỡng (protein, canxi, phốt pho) mà còn rất thơm ngon. Tuy nhiên, theo thực nghiệm, hàm lượng flour trong cá cao gấp 2.400 lần so với thịt bò, thịt dê, thịt lợn và gấp 4.800 lần so với rau xanh, hoa quả.
Trúng độc flour mãn tính trước tiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé, làm cho răng không bóng, mặt răng xuất hiện những nốt đen, hoa văn, răng chuyển màu vàng, gây nên bệnh răng đen vàng. Một khi đã hình thành nên răng đốm vàng flour thì không có cách nào để "khôi phục".
Giải pháp: Có thể làm đồ ăn vặt ở giữa hai bữa ăn, tuyệt đối không nên làm thức ăn "kháng chiến trường kỳ" cho bé.
10. Đồ lạnh và bệnh lồng ruột
Mỗi khi hè đến, tiết trời nóng bức không ít bé nằng nặc đòi uống đồ lạnh nhưng đường ruột của bé rất mỏng, khả năng cố định lại kém, mỗi khi bị đồ lạnh kích thích, rất dễ gây ra co thắt ở cơ bàng quang đường ruột và đẩy mạnh co bóp, từ đó gây ra bệnh lồng ruột và đường ruột tắc nghẽn, thậm chí gây nguy hại đến tính mạng.
Giải pháp: Nên ít cho bé ăn uống đồ lạnh, đặc biệt là bé dưới 2 tuổi càng cần phải hạn chế, nước có ga tuyệt đối nên tránh, kem cũng chỉ thỉnh thoảng được ăn vài miếng và không nên ăn trước bữa ăn, ăn sau bữa ăn 1 tiếng là thích hợp nhất.
Đồ uống hoặc thức ăn vừa mới lấy từ tủ lạnh ra nên để ở nhiệt độ phòng một lúc mới nên cho bé ăn.
(Theo Dinhduong.com.vn

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Đối với người cao tuổi, việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý là hết sức cần thiết, không phải hễ ăn nhiều là tốt; bởi vì trong giai đoạn này, các cơ quan chức năng của người cao tuổi đã bắt đầu đi vào quá trình lão hóa.
Người cao tuổi ít hoạt động so với thời trẻ. Mắt nhìn kém, tai nghe kém, mũi ngửi kém, lưỡi không nhạy, ảnh hưởng đến việc ngon miệng. Các cơ quan tiêu hóa hoạt động cũng kém trước. Hàm răng yếu, nhai cắn thức ăn khó khăn. Tuyến nước bọt bị teo, thiếu nước bọt nên nuốt khó. Dạ dày và ruột cũng teo đi. Dịch vị giảm, lượng men tiêu hóa giảm. Hoạt động của gan, thận yếu đi, khả năng lọc còn 60% gây ứ các chất thải ở máu. Ăn khó tiêu. Nhu động của ruột giảm dễ gây táo bón...
Tóm lại, ở người cao tuổi tất cả đều ảnh hưởng đến sự tiêu hóa hấp thu thức ăn, vì thế, người cao tuổi cần có một chế độ ăn uống hợp lý.
Giảm mức ăn so với thời trẻ: ăn giảm cơm

Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm 30% so với người 25 tuổi. Do đó, tự nhiên người già đều ăn giảm đi. Nhưng có một số người, tuy tuổi đã cao vẫn cảm thấy ngon miệng nên ăn thừa, người quá mập.
Người quá mập, mỡ bọc các cơ quan nội tạng dễ dẫn đến suy tim, suy gan, suy thận. Cho nên, người nhiều tuổi cần chú ý giảm mức ăn so với thời trẻ. Trước đây, mỗi bữa ăn ba, bốn bát cơm, nay chỉ nên ăn hai bát, thậm chí một bát. Chú ý theo dõi cân nặng của mình. Cân nặng của người cao tuổi không nên vượt quá số cm của chiều cao trừ đi 105.
Ví dụ: người có tuổi cao 165cm, cân nặng không nên vượt quá 60kg.
Ăn giảm thịt, giảm đường, giảm muối
Ngoài việc giảm cơm, đối với những gia đình khá giả có mức ăn cao, các cụ cần chú ý tự giảm ăn thịt, giảm món ăn mỡ, giảm đường theo khuyến cáo của tháp dinh dưỡng cân đối. Thịt tính bình quân không vượt quá 1,5kg/người trong một tháng, mỡ dưới 600g, đường dưới 500g. Đối với tất cả mọi người, cần vận động ăn giảm muối. Bắt đầu dưới 300g/người/tháng. Rồi rút dần xuống dưới 200g vì ăn muối nhiều có liên quan đến bệnh cao huyết áp.
Tóm lại, người có tuổi cần ăn giảm cơm, giảm thịt, mỡ, giảm đường, bánh kẹo, nước ngọt và chú ý ăn nhạt hơn.
Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá
Ở người có tuổi, tiêu hóa hấp thụ chất đạm kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm. Trong đậu, lạc, vừng và cá có nhiều đạm, nhiều dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Vì thế, người nhiều tuổi nên ăn nhiều món từ đậu tương như: đậu phụ, sữa đậu nành...
Ở mỗi gia đình nên có một lọ vừng, lạc để có một món ăn chế biến sẵn bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Mỗi tuần ăn 2-3 bữa cá. Nên ăn cá nhỏ, kho nhừ để ăn được cả xương, có thêm can xi đề phòng bệnh xốp xương ở người cao tuổi. Đậu, lạc, vừng, cá vừa có tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch và nhất là đậu phụ có tác dụng phòng chống ung thư. Tim mạch và ung thư là hai bệnh chính gây tử vọng ở người cao tuổi.
Ăn nhiều rau tươi, quả chín
Ở người nhiều tuổi, sức co bóp của dạ dày giảm, nhu động ruột giảm, dẫn đến táo bón. Khi táo bón kéo dài, vi sinh vật gây thối rữa phát triển tạo ra nhiều hơi trong ruột gây đầy bụng. Cơ hoành bị đẩy lên gây khó thở và trở ngại cho hoạt động của tim. Cho nên người có tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón.
Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng như cái chổi quét hết cholesterol thừa đẩy ra theo phân giúp cơ thể dễ phòng xơ vữa động mạch. Ăn rau tươi, quả chín cũng góp phần tăng cảm giác no khi ta ăn bớt cơm và điều quan trọng hơn là rau quả cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với người cao tuổi là các vitamin và chất khoáng.
Sử dụng hợp lý thực phẩm dùng cho người cao tuổi
- Gạo: chọn gạo dẻo, không xát quá trắng.
- Khoai, củ: người cao tuổi nên ăn bớt cơm và thay bằng khoai. Chú ý: khoai sọ không gây béo mà lại có nhiều chất xơ giúp chống táo bón, thải cholesterol thừa và đề phòng ung thư đại tràng.
- Đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua từ đậu nành vừa bổ, vừa giúp đề phòng các bệnh tim mạch và ung thư.
- Lạc, vừng: giàu chất đạm, chất béo, nhiều acid béo không no. Mỗi gia đình nên có lọ muối vừng lạc nhạt để ăn dần, bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.
- Rau: bữa nào cũng cần có món rau, đặc biệt là các loại rau lá xanh có nhiều bêta - caroten kể cả trong các bữa tiệc cũng phải có món rau.
- Quả chín rất quý, cần tạo thói quen dùng quả tráng miệng sau bữa ăn.
-  Thịt, cá: người nhiều tuổi cần ăn giảm thịt, chỉ cần trung bình 1,5kg thịt một tháng. Nên ăn cá nhiều hơn, ba bữa một tuần. Cá nhỏ kho nhừ, ăn cả xương.
- Trứng bổ nhưng không nên lạm dụng. Trung bình 3 quả 1 tuần.
- Sữa bổ dễ tiêu. Đặc biệt, sữa chua vừa bổ vừa có tác dụng điều hòa hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Nếu có điều kiện mỗi ngày nên uống một cốc sữa chua.
- Mật ong: có tác dụng tốt trong các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đại tràng, các trạng thái suy yếu gan, thần kinh; nhưng người có tuổi cần giảm chất ngọt (không quá 20g đường mỗi ngày).
- Mắm: là món ăn ngon được nhiều người ưa thích nhưng đối với người cao tuổi không nên ăn thường xuyên, mỗi lần ăn cũng nên dùng ít vì lượng muối trong mắm rất cao, không thích hợp với cơ thể người cao tuổi.
- Muối: Có liên quan đến bệnh huyết áp cao, tai biến mạch máu não, nên ăn hạn chế. Khi nấu ăn cũng nên giảm lượng muối.
- Dưa: Muối xổi, dưa góp, dưa giá lên men lactic giúp ăn ngon miệng. Canh dưa là món ăn được ưa thích.
- Rượu: Người có tuổi có nhiều nguy cơ bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cho nên rượu kể cả rượu thuốc là một đồ uống nên tránh sử dụng đều đặn hàng ngày. Đối với người có tuổi khỏe mạnh, rượu nhẹ loại lên men như rượu vang, bia trong những ngày vui có thể cho phép dùng với liều nhỏ.
Cách ăn của người cao tuổi
- Ăn uống điều độ: Tránh ăn quá no, đặc biệt buổi tối trước khi đi ngủ và khi có bệnh ở hệ tim mạch. Chú ý những ngày lễ tết thường ăn quá mức bình thường và vui quá chén.
- Chế biến các món ăn hỗn hợp có nhiều gia vị, kích thích ăn ngon miệng, làm thức ăn mềm, nấu nhừ. Chú ý đến món canh. Cần quan tâm đến răng miệng và sức nhai, nuốt của người nhiều tuổi khi chế biến thức ăn vì tuyến nước bọt và hàm răng của người nhiều tuổi hoạt động kém, vấn đề nhai và nuốt thức ăn gặp khó khăn.
- Chú ý đảm bảo nước uống cho người cao tuổi: Cho người cao tuổi uống nước trắng hoặc nước chè. Hạn chế uống nước ngọt. Người cao tuổi hay quên, một số mất cảm giác khát. Cho nên cần xây dựng thành chế độ uống nước của người già và theo dõi việc thực hiện. Ví dụ: sáng uống hai cốc, trưa hai cốc, chiều hai cốc. Tránh uống nhiều nước buổi tối.
- Chú ý các thức ăn nguồn thực vật vì nếu biết cách chọn lựa, chế biến khéo sẽ tạo ra các món ăn ngon, bổ, dễ tiêu, giá rẻ.
- Cần đảm bảo vệ sinh trong chế biến món ăn và giữ gìn vệ sinh ăn uống. Thức ăn, nước uống là nguồn gây bệnh.
Tóm lại, cần đảm bảo cho người cao tuổi được ăn uống thoải mái, tìm được nguồn vui trong bữa ăn hàng ngày. Nguồn vui được tạo ra từ sự chăm sóc, tình cảm của người thân trong gia đình quan tâm đến vấn đề ăn uống, chế biến các món ăn mà người cao tuổi yêu thích. Nguồn vui còn do bản thân người cao tuổi biết cách giữ gìn, ăn uống điều độ.
Hoạt động thể chất (đi bộ đều đặn hàng ngày), hoạt động trí óc, sự cởi mở, quan hệ tốt với mọi người,... đều góp phần giúp cho con người thanh thản, thoải mái, ăn ngon, ngủ sâu, tiêu hóa hấp thu tốt. 
Theo : 

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

sức khỏe phụ nữ - Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15-49) hằng tháng có vài nang noãn phát triển nhưng chỉ có một nang phát triển mạnh nhất (gọi là nang trội mà trước đây thường gọi là trứng), chứa nhiều dịch và một tế bào làm chức năng sinh sản gọi là noãn bào. 
Ảnh hưởng tới thai nhi

Khi đường kính của nang này lớn khoảng 20 mm (nang chín), nó tự vỡ để giải phóng noãn bào (được gọi là phóng noãn hay là rụng trứng). Noãn bào được hút vào vòi tử cung (còn gọi là vòi trứng), nếu gặp tinh trùng sẽ kết hợp với nhau (gọi là thụ tinh), rồi phát triển thành thai nhi. Phần còn lại của nang trứng sẽ nhỏ lại, gọi là hoàng thể. Hoàng thể tiết ra progesteron giúp phôi thai phát triển trong ba tháng đầu.
Việc buồng trứng bị thay đổi về cấu trúc mô học sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng như sinh lý bình thường của người phụ nữ. Nếu một bên buồng trứng bị bệnh thì bên lành có thể thay thế hoàn toàn cho nó. Ngay cả khi một buồng trứng bị bệnh, nếu như tổ chức của nó chưa bị phá hủy hoàn toàn thì ở những phần còn lành, các nang noãn vẫn có thể phát triển nên bệnh nhân vẫn có kinh nguyệt và mang thai.
U thường không gây triệu chứng gì đặc biệt nếu không có biến chứng. Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai, u nang buồng trứng lại là vấn đề đáng được quan tâm.
U nang buồng trứng gây vô sinh khi tổ chức buồng trứng bị hủy hoại hoàn toàn, không còn tế bào lành để phát triển thành nang trội. Có thể còn một số nang noãn nhưng phát triển không đầy đủ nên không phóng noãn được. Nếu buồng trứng vẫn còn một phần tổ chức lành thì vẫn có thể phóng noãn, nhưng u nang quá to sẽ chèn ép vòi tử cung, ngăn noãn bào và tinh trùng gặp nhau, gây vô sinh.
Một số trường hợp bệnh nhân vẫn có thai, nhưng do buồng trứng bị bệnh nên hoàng thể phát triển không tốt, gây sẩy thai. Nếu u to sẽ chèn ép vào tử cung, sẽ kích thích tử cung co bóp và cũng gây sẩy.
Ở nhiều trường hợp, u nang tuy lớn nhưng thai vẫn phát triển bình thường ở hai quý đầu; nhưng sang quý 3, thai đã lớn làm cho tử cung to ra nên khối u gây chèn ép, kích thích tử cung co bóp nhiều, khiến thai bị tống ra ngoài sớm.
U nang buồng trứng còn cản trở thai nhi bình chỉnh trong tử cung. Thông thường đến tháng thứ 7 hay thứ 8, đầu thai nhi phải quay xuống dưới để dễ ra ngoài khi sinh. Nếu u lớn, nó có thể chèn vào tử cung, ép tử cung vào thành bụng khiến thai nhi không thể quay đầu được, gây đẻ khó. Trong khi chuyển dạ, nếu khối u có đường kính khoảng 10 cm và nằm trong tiểu khung, nó sẽ không cho thai tiến vào lòng tiểu khung để ra ngoài, phải mổ lấy thai.
Tình trạng thai nghén cũng ảnh hưởng không tốt đến u nang buồng trứng. Khi không có thai, khối u thường nằm trong lòng tiểu khung; nhưng khi có thai, tử cung lớn dần đã đẩy khối u vào trong ổ bụng. Ruột di động làm cho khối u bị xoắn, gây nên bệnh cảnh cấp cứu ngoại khoa, cần mổ gấp.
Khi có thai, triệu chứng u nang buồng trứng xoắn khó chẩn đoán hơn. Khi mổ cấp, tử cung bị kích thích dễ gây sẩy thai hoặc đẻ non. Sau khi sinh, tử cung thu nhỏ lại, ổ bụng rộng rãi, khối u di động nhiều nên cũng dễ bị xoắn và phải mổ cấp cứu.
Lưu ý
khám phụ khoa trước hôn nhân - Một cặp vợ chồng sống với nhau sau một năm mà không có thai thì phải đi khám bệnh. Nếu có u nang buồng trứng thì rí tùy thuộc tình trạng khối u mà mổ bóc tách hay cắt bỏ. Khi có thai, phải khám ngay từ tháng đầu tiên để được xét nghiệm, trong đó có siêu âm phát hiện u nang. Nếu u xoắn thì phải mổ ngay. Nếu u không bị xoắn thì có thể mổ vào ba tháng giữa vì lúc này thai nghén tương đối ổn định, ít bị sẩy do phẫu thuật hơn. Tuy nhiên, tốt nhất là không nên can thiệp ngoại khoa; chờ khi chuyển dạ nếu đẻ khó bắt buộc phải mổ lấy thai thì cắt hay bóc tách khối u luôn.
Phải nhớ rằng chẩn đoán u nang buồng trứng trong khi có thai nhiều khi khó khăn, thường bị nhầm với dọa sẩy hay đẻ non. Khi có chẩn đoán chính xác thì thường đã muộn, việc xử trí nhiều khi chậm trễ, để lại những hậu quả không tốt cho thai nghén.
Trong khi có thai hoặc sau đẻ, nếu đau bụng thì phải đi khám ngay để nếu u bị xoắn thì được xử trí đúng đắn và kịp thời.

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Đây là một sai lầm không chỉ bạn mà nhiều người mắc phải. Cách làm này không chỉ không có tác dụng với rau ngậm hóa chất mà còn làm mất rất nhiều dinh dưỡng trong rau. Bởi vì, trong rau xanh chứa rất nhiều nước, căn cứ vào nguyên lý thẩm thấu, nếu ngâm lâu rau trong nước sẽ khiến nước bên ngoài xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng. 
Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hòa tan với môi trường nước bên ngoài. Vì vậy, các chất dinh dưỡng trong rau cũng bị hòa tan với nước môi trường nước bên ngoài. Rau sau khi cắt, lại bị ngâm vào nước sẽ bị tổn thất từ 14-23%, nếu ngâm trong một đêm thì lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất, protein tan trong nước cũng bị thất thoát giống như vậy.

Nếu bạn muốn rửa rau cho sạch, nhất là với những loại rau trồng dưới nước vì có nhiều kí sinh trùng bám trực tiếp lên rau mà mắt thường không thể nhìn thấy được, trong đó nhiều nhất là trứng của ký sinh trùng và vi khuẩn thì cách tốt nhất là nên rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước chảy. Biện pháp này cũng rất có hiệu quả trong việc loại bỏ dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.
Khi chế biến, bạn cũng nên mở nắp vung nồi. Trong rau có một lượng lớn axít hữu cơ, trong đó có một số loại có hại với cơ thể. Những axít hữu cơ này sẽ bay hơi trong quá trình chế biến. Vì vậy khi chế biến nên mở nắp vung để loại bỏ những chất độc hại đối với cơ thể, đồng thời còn có tác dụng giữ được chất diệp lục và lượng magiê trong rau. Ngoài ra, không nên nấu chín rau trước bữa ăn quá lâu vì trong quá trình chế biến, nước và chất dinh dưỡng trong rau xanh bị tách ra. Thời gian để càng dài thì các chất dinh dưỡng bị tách ra càng nhiều và rau không còn tươi, xanh nữa.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Một cơ thể có khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Do đó hệ tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của bạn. Dưới đây là danh sách những thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa của bạn.
 Một cơ thể có khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

 Do đó hệ tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của bạn. Dưới đây là danh sách những thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa của bạn.


Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm thu được khi lên men lactic sữa động vật, có nhiều ích lợi đối với sức khỏe. Nhờ quá trình lên men lactic, một phần protein trong sữa phân giải thành các axit amin, các chất đường bột chuyển hóa thành đường lactoza dễ tiêu hóa. Sũa chua chứa nhiều vi khuẩn lactic nên sữa chua đặc biệt tốt cho đường ruột, dạ dày và hệ tiêu hóa nói chung. Sữa chua rất thích hợp với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, nhất là những người mắc bệnh về tiêu hóa. Hãy ăn sữa chua mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tảo bẹ và rong biển

Trong tảo bẹ và rong biển chứa một số lượng lớn các chất nhuận tràng, thúc đẩy bài tiết các chất độc phóng xạ trong cơ thể ra ngoài cùng với phân. Ăn tảo bẹ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị. Chúng được coi là thực phẩm có tính kiềm, làm sạch máu. Ăn tảo bẹ và rong biển có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Khoai lang

Khoai lang là một trong những thực phẩm giúp nhuận tràng, cải thiện các bệnh về đường ruột, tiêu hóa và chống ung thư hiệu quả. Trong khoai lang rất nhiều ba chất: beta-carotene, vitamin C và axit folic. Một củ khoai lang nhỏ có thể đáp ứng 2 lần lượng vitamin A, vitamin C cần thiết hằng ngày của con người và khoảng 50 microgram axit folic. Chất chống oxy hóa beta-carotene và vitamin C đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh ung thư.
Thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Đậu đỏ

Đậu đỏ có chứa saponin có thể kích thích đường ruột. Nó có tác dụng lợi tiểu tốt, tăng cường sự tỉnh táo, giải độc, bệnh tim và bệnh thận. Đậu đỏ chứa chứa nhiều chất xơ có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp, điều tiết lượng đường trong máu, giảm cân… Đậu đỏ còn là một thực phẩm rất giàu axit folic. Các bà mẹ đang mang bầu hay cho con bú ăn nhiều đậu đỏ sẽ rất tốt cho thai nhi và sức khỏe thể chất.
Thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Chuối

Chuối giúp phục hồi chức năng ruột, cung cấp lại chất điện phân và kali bị mất do bệnh tiêu chảy. Loại quả này cũng có rất nhiều chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa. Ăn chuối mỗi ngày cho bạn hệ tiêu hóa khỏe mạnh và sạch ruột.

Cần tây

Cần tây là một loại thực phẩm nhiều chất xơ có tác dụng chống ung thư, lignin và lipid trong cần tây là một chất chống oxy hóa ở nồng độ cao có thể ức chế các vi khuẩn đường ruột được sản xuất bởi chất gây ung thư. Nó cũng có thể tăng tốc độ thời gian của phân trong ruột, làm giảm tiếp xúc của chất gây ung thư và niêm mạc đại tràng, và đạt được mục đích ngăn ngừa ung thư ruột kết. Bên cạnh đó cần tây còn có hàm lượng sắt cao, có thể bổ sung cho người thiếu máu. Thường xuyên ăn cần tây còn có thể cải thiện acid và acid uric trong cơ thể hiệu quả, phòng chống bệnh gút.

Yến mạch

Yến mạch có chất xơ, folate, vitamin A và kẽm, làm cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Yến mạch nguyên hạt là tốt nhất vì nó làm bạn có cảm giác no cho dù ngay cả lúc dạ dày đang trống rỗng. Chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa vì nó giúp vận chuyển thức ăn và ngăn ngừa táo bón. Yến mạch là một trong những nguồn tự nhiên tốt nhất của chất xơ, cũng như hàm lượng vitamin và khóang chất phong phú giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Trà thảo dược

Các loại trà thảo dược không chứa caffeine giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Các loại trà thảo dược giúp hấp thụ khí, giảm stress, thúc đẩy lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa và loại bỏ các chất thải độc, ô nhiễm tốt hơn. Sử dụng các loại thảo mộc đặc biệt được khuyến khích cho những người bị táo bón, tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột và loét dạ dày.
Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm thu được khi lên men lactic sữa động vật, có nhiều ích lợi đối với sức khỏe. Nhờ quá trình lên men lactic, một phần protein trong sữa phân giải thành các axit amin, các chất đường bột chuyển hóa thành đường lactoza dễ tiêu hóa. Sũa chua chứa nhiều vi khuẩn lactic nên sữa chua đặc biệt tốt cho đường ruột, dạ dày và hệ tiêu hóa nói chung. Sữa chua rất thích hợp với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, nhất là những người mắc bệnh về tiêu hóa. Hãy ăn sữa chua mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tảo bẹ và rong biển

Trong tảo bẹ và rong biển chứa một số lượng lớn các chất nhuận tràng, thúc đẩy bài tiết các chất độc phóng xạ trong cơ thể ra ngoài cùng với phân. Ăn tảo bẹ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị. Chúng được coi là thực phẩm có tính kiềm, làm sạch máu. Ăn tảo bẹ và rong biển có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Khoai lang

Khoai lang là một trong những thực phẩm giúp nhuận tràng, cải thiện các bệnh về đường ruột, tiêu hóa và chống ung thư hiệu quả. Trong khoai lang rất nhiều ba chất: beta-carotene, vitamin C và axit folic. Một củ khoai lang nhỏ có thể đáp ứng 2 lần lượng vitamin A, vitamin C cần thiết hằng ngày của con người và khoảng 50 microgram axit folic. Chất chống oxy hóa beta-carotene và vitamin C đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh ung thư.
Thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Đậu đỏ

Đậu đỏ có chứa saponin có thể kích thích đường ruột. Nó có tác dụng lợi tiểu tốt, tăng cường sự tỉnh táo, giải độc, bệnh tim và bệnh thận. Đậu đỏ chứa chứa nhiều chất xơ có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp, điều tiết lượng đường trong máu, giảm cân… Đậu đỏ còn là một thực phẩm rất giàu axit folic. Các bà mẹ đang mang bầu hay cho con bú ăn nhiều đậu đỏ sẽ rất tốt cho thai nhi và sức khỏe thể chất.
Thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Chuối

Chuối giúp phục hồi chức năng ruột, cung cấp lại chất điện phân và kali bị mất do bệnh tiêu chảy. Loại quả này cũng có rất nhiều chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa. Ăn chuối mỗi ngày cho bạn hệ tiêu hóa khỏe mạnh và sạch ruột.

Cần tây

Cần tây là một loại thực phẩm nhiều chất xơ có tác dụng chống ung thư, lignin và lipid trong cần tây là một chất chống oxy hóa ở nồng độ cao có thể ức chế các vi khuẩn đường ruột được sản xuất bởi chất gây ung thư. Nó cũng có thể tăng tốc độ thời gian của phân trong ruột, làm giảm tiếp xúc của chất gây ung thư và niêm mạc đại tràng, và đạt được mục đích ngăn ngừa ung thư ruột kết. Bên cạnh đó cần tây còn có hàm lượng sắt cao, có thể bổ sung cho người thiếu máu. Thường xuyên ăn cần tây còn có thể cải thiện acid và acid uric trong cơ thể hiệu quả, phòng chống bệnh gút.

Yến mạch

Yến mạch có chất xơ, folate, vitamin A và kẽm, làm cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Yến mạch nguyên hạt là tốt nhất vì nó làm bạn có cảm giác no cho dù ngay cả lúc dạ dày đang trống rỗng. Chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa vì nó giúp vận chuyển thức ăn và ngăn ngừa táo bón. Yến mạch là một trong những nguồn tự nhiên tốt nhất của chất xơ, cũng như hàm lượng vitamin và khóang chất phong phú giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Trà thảo dược

Các loại trà thảo dược không chứa caffeine giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Các loại trà thảo dược giúp hấp thụ khí, giảm stress, thúc đẩy lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa và loại bỏ các chất thải độc, ô nhiễm tốt hơn. Sử dụng các loại thảo mộc đặc biệt được khuyến khích cho những người bị táo bón, tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột và loét dạ dày.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Người bệnh có các biểu hiện sốt, ho, khó thở, đau nhức cơ thể và tiêu chảy… Các triệu chứng này tương tự với bệnh viêm đường hô hấp thông thường nên sẽ rất khó cho bác sĩ trong việc chẩn đoán.
Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus Corona (Mers-Cov) là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Bệnh ghi nhận ca mắc đầu tiên vào tháng 4/2012 tại Arab Saudi. Mới đầu giới khoa học gọi nó là virus mới giống SARS vì cùng họ Corona. Tuy nhiên, nó nguy hiểm hơn SARS vì tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40%, trong khi SARS chỉ 10%. Dịch hiện có xu hướng lây lan nhanh tại Hàn Quốc khi trong vòng 10 ngày quốc gia này đã có 25 ca mắc; 2 người tử vong. 
mers-cov3-3793-1433236495.jpg
Nguồn Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế. 
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế; bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người, chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần với người bệnh. Lạc đà có thể là ổ chứa virus và có khả năng lây nhiễm sang người. Nhóm nguy cơ cao mắc bệnh là những người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, những người bị bệnh miễn dịch.
Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp. Ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao. Một số người nhiễm virus có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và văcxin phòng bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40%. 
Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, việc bệnh nhân lọt qua cửa khẩu xâm nhập vào là điều đương nhiên, virus ủ bệnh đến 14 ngày. Biểu hiện của bệnh tương tự như các bệnh viêm đường hô hấp khác, như bệnh cúm thông thường. Vì thế, công tác giám sát trong bệnh viện hết sức quan trọng. Người bệnh khi đi khám cần khai báo tiền sử đi về từ các nước có dịch, bác sĩ khi khám bệnh cũng cần hỏi kỹ điều này. Người nghi ngờ nhiễm virus sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm chẩn đoán xác định. 
Việt Nam hiện áp dụng tờ khai y tế tại tất cả các cửa khẩu với 11 nước, trong đó có 9 nước vùng Trung Đông, mới đây thêm Hàn Quốc và Bahrain. 
Đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo ghi nhận 1.154 ca mắc, 434 tử vong tại 26 nước. Trong đó 85% số ca mắc tập trung tại 9 nước vùng Trung Đông (Arab Saudi, Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Oman, Yemen, Kuwait, Lebenon, Jordan và Iran). Châu Âu có 9 quốc gia (Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italy, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ). Châu Mỹ có một quốc gia là Mỹ. Châu Phi có 3 quốc gia (Ai Cập, Tunisia và Algeria). Châu Á có 4 quốc gia (Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc). 
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Hạn chế đi tới các quốc gia đang có dịch bệnh tại khu vực Trung Đông khi không cần thiết. Trước khi đi du lịch cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.
- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng.
- Những người trở về từ khu vực Trung Đông, trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp như sốt trên 38°C, ho, khó thở hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm Mers-Cov.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Không thiếu bệnh nhân xanh mặt khi nhận chẩn đoán “xơ vữa mạch máu”, cứ như mạch máu bị tắc trên... mặt! Lo là phải, vì bệnh không dễ chữa, vừa tốn tiền vừa tốn thời gian vì liệu pháp khó lòng chấm dứt trong vài tuần, thậm chí vài tháng!
Thanh Lọc Cơ Thể Với Những Thực Phẩm Tự Nhiên


Bệnh xơ vữa động mạch tăng
Xơ vữa mạch máu do chất vôi, chất mỡ đóng vào thành mạch không chỉ là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch với hậu quả nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nếu xảy ra ở chỗ nhược như vỏ não, thành tim. Đó là dấu hiệu cho thấy tình trạng lão hóa đã theo chân rối loạn biến dưỡng để chiếm thế thượng phong. Hiểu vậy nên thầy thuốc khắp nơi đã từ lâu cổ động cho biện pháp phòng chống xơ vữa động mạch, từ giảm cân, tăng vận động cho đến chế độ dinh dưỡng chống tăng mỡ máu.
Khuyên là một chuyện, nghe là chuyện khác. Hiểu là một chuyện, thực hiện được hay không cũng là chuyện khác. Thành thật mà nói, bên cạnh những lý do lực bất tòng tâm, cũng phải thông cảm là nhiều người không dễ tuân thủ lời khuyên của thầy thuốc trong bối cảnh căng thẳng của cuộc sống hiện nay. Do đó, không lạ gì nếu số nạn nhân của tình trạng xơ vữa mạch máu đang và sẽ tiếp tục tăng cho dù ngành y mỗi lúc một tiến bộ.

Một số rau quả có tác dụng thông mạch tốt hơn các món khác. Ảnh: Tấn Thạnh
Chế dộ dinh dưỡng nhiều rau quả
Đáng nói hơn nhiều là định kiến hễ đã xơ vữa thì hết đường cứu chữa. Đa số thầy thuốc cũng vì thế nên áp dụng chiến thuật làm sao để đừng xơ thêm, đừng vữa tiếp là hay rồi.
Đáng tiếc vì các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu là phần nào vẫn có thể phục hồi mạch máu đã chai cứng nếu kiên nhẫn áp dụng chế độ dinh dưỡng với tỉ lệ rau quả chiếm không dưới 70% của khẩu phần. Họ cũng đã xác minh qua mô hình nghiên cứu với cả trăm bệnh nhân đã được thông tim là mạch máu trở nên thông thoáng sau 2 năm đồng hành với rau quả, thay vì mạnh miệng với thịt cá. Hơn thế nữa, kết quả khảo sát cho thấy một số gia vị và rau quả rõ ràng có tác dụng thông mạch tốt hơn các món khác, như tỏi, hành, nghệ, gừng, cà rốt, cần tây, rau dền, táo tây, trà xanh, cà phê xanh... Cũng theo các nhà nghiên cứu, muốn tối ưu hóa tác dụng rửa mạch máu cần mỗi tuần 3 ngày có tất cả bữa ăn chỉ toàn rau quả tươi. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu ở ĐH Hannover (CHLB Đức) quả quyết là thói quen ngày 5 lần, mỗi lần không hơn 50 g trái cây, là phương pháp hiệu quả để phòng chống chất sinh ung thư đang tràn ngập trong môi trường ô nhiễm, thực phẩm công nghệ, hóa chất gia dụng...
Phục hồi mạch máu xơ vữa
Đi xa hơn nữa, GS Verlangieri ở ĐH Mississippi (Mỹ) đã chứng minh là mạch máu dù bị xơ vữa vẫn có thể phục hồi với các loại rau cải, mễ cốc chứa nhiều sinh tố E. Đó là lý do tại sao chuyên gia này đặt 2 món giá sống và rau mầm vào vị trí thậm chí cao hơn thuốc đặc hiệu trong phác đồ điều trị. Công trình nghiên cứu của Verlangieri đồng thời là dẫn chứng cho thấy tại sao sinh tố E thiên nhiên có lợi thế hơn sinh tố tổng hợp mặc dù thuốc chứa sinh tố E tổng hợp thường có hàm lượng cao hơn trong thực phẩm. Không dễ gì thay thế được món ăn nên thuốc có sẵn trong trời đất.
Với cuộc sống càng lúc càng xa rời quy luật của thiên nhiên, xơ vữa mạch máu là thực tế khó tránh. Nhưng nói thế không có nghĩa là phải chịu trận được bao lâu hay bấy nhiêu. Rõ ràng, không thiếu phương pháp sinh học để không chỉ cầm chân mà thậm chí đẩy lùi đối phương dù chỉ một bước nhỏ.
Không ít trẻ do thời tiết nóng, chơi ở ngoài trời lúc nắng to có thể bị say nóng, say nắng. Vì thế, các bậc cha mẹ cần biết cách chăm sóc, quản lý trẻ để tránh cho trẻ bị ốm đau trong mùa nắng nóng này.
Say nắng cũng thường hay gặp ở trẻ em, học sinh khi tham gia hoạt động một thời gian dài ở ngoài trời nắng mà không đội mũ nón để tia nắng mặt trời chiếu vào đầu, gáy và các phần hở trên cơ thể. Tia tử ngoại trong ánh nắng có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da (bỏng độ I) và say nắng.

Nếu bị say nắng nhẹ, các em sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai. Đôi khi bị buồn nôn hoặc nôn. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao hơn bình thường. Nếu bị say nắng nặng, nạn nhân có thể bị rối loạn phản xạ, đôi khi bị co giật.
Xử trí say nắng, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ vào chỗ mát và thoáng khí, đồng thời nới rộng quần áo, dùng khăn thấm nước mát đắp vào người trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho uống thuốc hạ nhiệt nếu người tỉnh táo. Trường hợp trẻ không tỉnh thì nhanh chóng chuyển tới cơ sở y tế gần nhất.
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, theo thông tin từ phòng kế hoạch tổng hợp, trong số trẻ nhập viện, đáng quan tâm nhất là bệnh viêm đường hô hấp có nguyên nhân do trẻ bị nhiễm lạnh. Khi trẻ nóng, mồ hôi ra nhiều làm ướt áo, nếu bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người trẻ, mồ hôi sẽ bay hơi nhanh làm cho nhiệt độ giảm xuống, trẻ có thể nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, việc bật nhiệt độ điều hòa quá thấp trong phòng ngủ cũng gây cho trẻ bị nhiễm lạnh.
Trong điều kiện như vậy, trẻ rất dễ bị viêm họng cấp, viêm VA, viêm amidan, viêm phế quản, biến chứng viêm phổi với các biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, ho, khó thở, sốt cao, có thể bị co giật.
Vì vậy, để tránh cho trẻ bị viêm đường hô hấp trong thời tiết nóng, không nên bật quạt quá mạnh trực tiếp vào người trẻ; nếu trẻ nhỏ ra mồ hôi nhiều thì dùng khăn bông lau khô cho trẻ, nhất là ở lưng; không để chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa phòng điều hòa nhiệt độ và bên ngoài (không nên để nhiệt độ chênh lệch quá 5 độ C); hạn chế cho trẻ uống nước đá, ăn kem, ăn thức ăn trực tiếp từ tủ lạnh. Cho trẻ ăn đủ chất, bổ sung vitamin và chất khoáng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Nếu trẻ sốt, cho trẻ uống nước oresol để bù nước và chất điện giải. Khi sốt trên 38,5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc giảm sốt. Cần cho trẻ tới khám ở các cơ sở y tế kịp thời, tránh để bệnh nặng và các biến chứng.
Thận trọng phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Trong các bệnh viêm não, nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề phải kể đến viêm não Nhật Bản. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi, gây nên các phản ứng như sốt cao và gây tổn thương hệ thần kinh. 
Phó Giáo sư Trần Đắc Phu - Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh viêm não Nhật Bản chỉ có cách phòng ngừa duy nhất là tiêm phòng. Vì thế các bậc phụ huynh hãy cho trẻ đi tiêm phòng tiêm đầy đủ và đúng lịch vì nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ 2 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm.
Do đó trẻ em cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau: Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi, mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần, mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Bệnh viêm não vi rút là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong.
Về nguyên nhân tại nước ta, các căn nguyên gây viêm não thường là các vi rút arbo (trong đó có vi rút viêm não Nhật Bản), vi rút herpes, các vi rút đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị và các vi rút khác mà ta chưa biết rõ... 
Do các triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt giữa các chủng vi rút nên việc chẩn đoán nguyên nhân phải thông qua việc xét nghiệm xác định vi rút.