sức khỏe phụ nữ - Phụ
nữ trong độ tuổi sinh sản (15-49) hằng tháng có vài nang noãn phát
triển nhưng chỉ có một nang phát triển mạnh nhất (gọi là nang trội mà
trước đây thường gọi là trứng), chứa nhiều dịch và một tế bào làm chức
năng sinh sản gọi là noãn bào.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Khi
đường kính của nang này lớn khoảng 20 mm (nang chín), nó tự vỡ để giải
phóng noãn bào (được gọi là phóng noãn hay là rụng trứng). Noãn bào được
hút vào vòi tử cung (còn gọi là vòi trứng), nếu gặp tinh trùng sẽ kết
hợp với nhau (gọi là thụ tinh), rồi phát triển thành thai nhi. Phần còn
lại của nang trứng sẽ nhỏ lại, gọi là hoàng thể. Hoàng thể tiết ra
progesteron giúp phôi thai phát triển trong ba tháng đầu.
Việc
buồng trứng bị thay đổi về cấu trúc mô học sẽ ảnh hưởng đến chức năng
sinh sản cũng như sinh lý bình thường của người phụ nữ. Nếu một bên
buồng trứng bị bệnh thì bên lành có thể thay thế hoàn toàn cho nó. Ngay
cả khi một buồng trứng bị bệnh, nếu như tổ chức của nó chưa bị phá hủy
hoàn toàn thì ở những phần còn lành, các nang noãn vẫn có thể phát triển
nên bệnh nhân vẫn có kinh nguyệt và mang thai.
U
thường không gây triệu chứng gì đặc biệt nếu không có biến chứng. Tuy
nhiên, ở phụ nữ có thai, u nang buồng trứng lại là vấn đề đáng được quan
tâm.
U nang buồng trứng gây vô sinh khi tổ chức buồng trứng bị hủy hoại hoàn
toàn, không còn tế bào lành để phát triển thành nang trội. Có thể còn
một số nang noãn nhưng phát triển không đầy đủ nên không phóng noãn
được. Nếu buồng trứng vẫn còn một phần tổ chức lành thì vẫn có thể phóng
noãn, nhưng u nang quá to sẽ chèn ép vòi tử cung, ngăn noãn bào và tinh
trùng gặp nhau, gây vô sinh.
Một
số trường hợp bệnh nhân vẫn có thai, nhưng do buồng trứng bị bệnh nên
hoàng thể phát triển không tốt, gây sẩy thai. Nếu u to sẽ chèn ép vào tử
cung, sẽ kích thích tử cung co bóp và cũng gây sẩy.
Ở
nhiều trường hợp, u nang tuy lớn nhưng thai vẫn phát triển bình thường ở
hai quý đầu; nhưng sang quý 3, thai đã lớn làm cho tử cung to ra nên
khối u gây chèn ép, kích thích tử cung co bóp nhiều, khiến thai bị tống
ra ngoài sớm.
U
nang buồng trứng còn cản trở thai nhi bình chỉnh trong tử cung. Thông
thường đến tháng thứ 7 hay thứ 8, đầu thai nhi phải quay xuống dưới để
dễ ra ngoài khi sinh. Nếu u lớn, nó có thể chèn vào tử cung, ép tử cung
vào thành bụng khiến thai nhi không thể quay đầu được, gây đẻ khó. Trong
khi chuyển dạ, nếu khối u có đường kính khoảng 10 cm và nằm trong tiểu
khung, nó sẽ không cho thai tiến vào lòng tiểu khung để ra ngoài, phải
mổ lấy thai.
Tình
trạng thai nghén cũng ảnh hưởng không tốt đến u nang buồng trứng. Khi
không có thai, khối u thường nằm trong lòng tiểu khung; nhưng khi có
thai, tử cung lớn dần đã đẩy khối u vào trong ổ bụng. Ruột di động làm
cho khối u bị xoắn, gây nên bệnh cảnh cấp cứu ngoại khoa, cần mổ gấp.
Khi
có thai, triệu chứng u nang buồng trứng xoắn khó chẩn đoán hơn. Khi mổ
cấp, tử cung bị kích thích dễ gây sẩy thai hoặc đẻ non. Sau khi sinh, tử
cung thu nhỏ lại, ổ bụng rộng rãi, khối u di động nhiều nên cũng dễ bị
xoắn và phải mổ cấp cứu.
Lưu ý
khám phụ khoa trước hôn nhân - Một
cặp vợ chồng sống với nhau sau một năm mà không có thai thì phải đi
khám bệnh. Nếu có u nang buồng trứng thì rí tùy thuộc tình trạng khối u
mà mổ bóc tách hay cắt bỏ. Khi có thai, phải khám ngay từ tháng đầu tiên
để được xét nghiệm, trong đó có siêu âm phát hiện u nang. Nếu u xoắn
thì phải mổ ngay. Nếu u không bị xoắn thì có thể mổ vào ba tháng giữa vì
lúc này thai nghén tương đối ổn định, ít bị sẩy do phẫu thuật hơn. Tuy
nhiên, tốt nhất là không nên can thiệp ngoại khoa; chờ khi chuyển dạ nếu
đẻ khó bắt buộc phải mổ lấy thai thì cắt hay bóc tách khối u luôn.
Phải
nhớ rằng chẩn đoán u nang buồng trứng trong khi có thai nhiều khi khó
khăn, thường bị nhầm với dọa sẩy hay đẻ non. Khi có chẩn đoán chính xác
thì thường đã muộn, việc xử trí nhiều khi chậm trễ, để lại những hậu quả
không tốt cho thai nghén.
Trong khi có thai hoặc sau đẻ, nếu đau bụng thì phải đi khám ngay để nếu u bị xoắn thì được xử trí đúng đắn và kịp thời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét