Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Dịch tiết âm đạo có tác dụng giữ ẩm cho âm đạo. Đây cũng là chất bôi trơn, tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung kết hợp với trứng. Trong trường hợp dịch tiết âm đạo ra nhiều có mùi làm cho người phụ nữ khó chịu, đó là (khí hư) chứng tỏ chị em đã có dấu hiệu của sự viêm nhiễm.

Khi viêm nhiễm đường sinh dục, chất dịch khí hư sẽ có biểu hiện bất thường như màu vàng sậm, màu xanh, có mùi hôi. Khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường và kèm theo ngứa ngáy bộ phận sinh dục. Tùy theo tổn thương, vị trí viêm trong đường sinh dục mà biểu hiện màu sắc khí hư sẽ khác nhau.


1. Khí hư quá nhiều, có màu vàng, đặc như mủ, thậm chí có lúc kèm theo máu, dạng bọt, mùi tanh, kèm theo các triệu chứng: ngứa, rát, đau thường là viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas gây nên.

2. Khí hư có màu trắng xám, như bã đậu hoặc như cục sữa đông đặc, kèm theo mùi tanh hôi khó chịu, ngứa rát chủ yếu là viêm do nấm.

3. Khí hư có màu vàng hoặc vàng xanh, có mùi tanh hôi, đục hoặc như mủ thường do trực khuẩn mủ gây ra: ví dụ như viêm âm đạo mãn tính, viêm nội mạc tử cung.

4. Khí hư kèm theo máu, thường gặp ở bệnh nhân viêm loét cổ tử cung, u xơ dưới niêm mạc, polyp cổ tử cung, ung thư cổ tử cung…

Những món ăn có thể cải thiên tình trạng khí hư ở chị em phụ nữ

Khí hư đổi màu không những gây khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý chị em phụ nữ mà còn tiềm ẩn các bệnh phụ khoa thường gặp. Bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội khuyên rằng, nếu có biểu hiện khí hư ra nhiều, chị em nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh triệt để.

 Bên cạnh đó, để giúp cho quá trình điều trị được hiệu quả, trong thực đơn hàng ngày bạn cũng nên bổ sung thêm một số món ăn sau đây:


 Thịt trai nấu lá hẹ:
Thịt trai 15 g, lá hẹ 15 g, rượu vừa đủ dùng.
Lấy rượu rửa sạch thịt trai, cho vào cùng lá hẹ nấu chín. Uống nước ăn rau, thịt trai, ngày 1 lần. Cần ăn thường xuyên sẽ cải thiện đáng kể việc ra nhiều khí hư.

Canh tủy sống bò, dấm:
Tủy bò sống 250 g cho vào nồi nước đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa hầm trong 1-2 giờ, khi sắp bắc xuống thì cho 10 g giấm. Cần ăn thường xuyên.

Canh thịt lợn nấu với hoa mào gà:
Thịt nạc thăn 100g, hoa mào gà 30g, kim anh tử 15g, bạch quả 10 quả, nước, gia vị đủ dùng.
Thịt lợn rửa sạch, thái miếng. Các vị hoa mào gà, kim anh tử, bạch quả rửa sạch, bọc vào túi vải buộc kín đem đun với nước trong vòng 30 phút, bắc ra bỏ bã lấy nước. Sau đó, thả thịt lợn vào nước đun tới khi thịt chín, nêm gia vị là được. Ăn cả cái lẫn nước, ăn liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Món canh này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chữa ra nhiều khí hư, khí hư hư tổn.

Gà đen hầm hoàng kỳ:
Gà đen 1 con, hoàng kỳ 60g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng.
Gà làm sạch lông, bỏ nội tạng rửa sạch. Hoàng kỳ rửa sạch, thái miếng nhỏ nhồi vào bụng gà rồi khâu chặt lại. Đem gà hấp cách thủy, khi hấp cho gừng lên trên gà.
Ăn 3 thang, cách nhật. Món ăn này có thể chữa suy nhược thần kinh, băng huyết, tiêu chảy, người mệt mỏi do khí hư gây nên.

Cháo gạo nếp, hạt sen, hạt súng:
Gạo nếp 100g, hạt sen, hạt súng 50g, lá sen tươi 50g, đường trắng, nước đủ dùng.
Hạt sen bỏ màng và tâm, hạt súng, lá sen rửa sạch, gạo vo sạch. Lấy lá sen, gói hạt súng vào buộc chặt, đun với nước trong vòng 30 phút, bỏ bã lấy nước. Cho hạt sen và gạo nếp vào nước thuốc đó đun nhừ thành cháo, nêm đường vào là được.
Mỗi ngày ăn 1 lần vào buổi sáng sớm, ăn liên tục trong 4 ngày. Món cháo có tác dụng ngăn ra khí hư, chữa rong huyết, đại tiện ra máu.

Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét