Rau sống là một thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn của ẩm thực Việt Nam. Nhưng cũng chính rau sống là nguồn lây truyền khá nhiều bệnh tật cho con người. Phát biểu với báo Tri thức trực tuyến, mới đây bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 108) nói rằng người ăn rau sống phải đối mặt với nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa, giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp hoặc mạn tính.
Trong đó bệnh đường tiêu hóa là dễ gặp nhất và có liên quan trực tiếp đến thói quen ăn rau sống. Bác sĩ Vi cũng cho biết thêm là các loại rau như xà lách, húng chó, mùi là những loại rau tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh đường ruột nhất.
Trong mấy năm qua, đã từng xảy ra một số vụ vì ăn rau sống mà bị ngộ độc. Chẳng hạn tháng 9/2013 ở Kon Tum, 27 người đã bị ngộ độc phải đưa vào Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy cấp cứu. Theo báo Công an TP. HCM, nguyên nhân ban đầu được xác định là do món rau sống.
Theo các chuyên gia, sở dĩ rau sống có thể gây ngộ độc và các ảnh hưởng có hại cho sức khỏe là vì nó thường được tưới bằng nước tiểu, phân tươi, nước từ mương ao, cống rãnh… Chính vì thế nó dễ nhiễm các ký sinh trùng như giun kim, giun móc, sán lá gan…
Để khử trùng cho rau, người dân và ngay cả các nhà hàng, quán ăn thường ngâm rau với nước muối hoặc dung dịch thuốc tím. Tuy vậy, PGS. TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục Vê sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế) chia sẻ với báo Tri thức trực tuyến rằng, nước muối hay thuốc tím không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các hóa chất bảo vệ thực vật.
Các chuyên gia Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) từng nghiên cứu trên 8 loại rau sống thường được ăn nhiều nhất như xà lách, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, cải cúc, rau má, rau thơm gia vị, xà lách xoong. Kết quả thật đáng sợ, tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau lên tới 92,3 đến 100%. Kể cả rau đã được rửa sạch bằng 3 lần nước và rửa bằng nước chuyên dụng thì tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn ở mức 51,9% đến 82,6%.
Do vậy, các chuyên gia khuyến cao, tốt nhất không nên ăn rau sống mà nên chần qua.
Ngoài ra, một số người thuộc các đối tượng sau nhất định không nên ăn rau sống. Những người này gồm phụ nữ mang thai, người bị viêm đại tràng, người bị đau dạ dày và người dễ bị cảm cúm.
Theo Trần Long (Đời sống & Pháp luật)
Trong đó bệnh đường tiêu hóa là dễ gặp nhất và có liên quan trực tiếp đến thói quen ăn rau sống. Bác sĩ Vi cũng cho biết thêm là các loại rau như xà lách, húng chó, mùi là những loại rau tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh đường ruột nhất.
Trong mấy năm qua, đã từng xảy ra một số vụ vì ăn rau sống mà bị ngộ độc. Chẳng hạn tháng 9/2013 ở Kon Tum, 27 người đã bị ngộ độc phải đưa vào Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy cấp cứu. Theo báo Công an TP. HCM, nguyên nhân ban đầu được xác định là do món rau sống.
Theo các chuyên gia, sở dĩ rau sống có thể gây ngộ độc và các ảnh hưởng có hại cho sức khỏe là vì nó thường được tưới bằng nước tiểu, phân tươi, nước từ mương ao, cống rãnh… Chính vì thế nó dễ nhiễm các ký sinh trùng như giun kim, giun móc, sán lá gan…
Để khử trùng cho rau, người dân và ngay cả các nhà hàng, quán ăn thường ngâm rau với nước muối hoặc dung dịch thuốc tím. Tuy vậy, PGS. TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục Vê sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế) chia sẻ với báo Tri thức trực tuyến rằng, nước muối hay thuốc tím không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các hóa chất bảo vệ thực vật.
Các chuyên gia Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) từng nghiên cứu trên 8 loại rau sống thường được ăn nhiều nhất như xà lách, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, cải cúc, rau má, rau thơm gia vị, xà lách xoong. Kết quả thật đáng sợ, tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau lên tới 92,3 đến 100%. Kể cả rau đã được rửa sạch bằng 3 lần nước và rửa bằng nước chuyên dụng thì tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn ở mức 51,9% đến 82,6%.
Do vậy, các chuyên gia khuyến cao, tốt nhất không nên ăn rau sống mà nên chần qua.
Ngoài ra, một số người thuộc các đối tượng sau nhất định không nên ăn rau sống. Những người này gồm phụ nữ mang thai, người bị viêm đại tràng, người bị đau dạ dày và người dễ bị cảm cúm.
Theo Trần Long (Đời sống & Pháp luật)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét