Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Hai nghiên cứu của các chuyên gia ở Mỹ và Nhật Bản cho thấy rằng trà đen có tác dụng hạ đường huyết có thể giúp ngăn ngừa và quản lý bệnh tiểu đường loại 2 - căn bệnh ảnh hưởng đến 2,3 triệu người Anh. Kết quả nghiên cứu phát hiện thấy rằng uống 3 tách trà mỗi ngày có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn. 

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu chiết xuất từ ​​trà đen trong phòng thí nghiệm. Họ phát hiện ra các hoạt động của các thành phần tự nhiên trong trà đen có thể dẫn đến giảm lượng đường trong máu.

Các nghiên cứu Mỹ dẫn đầu là nhà nghiên cứu Lisa Striegel từ Đại học bang Framingham, phân tích:  Lá trà đen sau khi được đun trong nước nóng sẽ sản sinh một số polyphenol - chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn các enzyme (amylase và alpha alpha-glucosidase) làm tăng lượng đường trong máu từ quá trình tiêu hóa carbohydrate.

Kết quả nghiên cứu này được báo cáo trong tạp chí Frontiers of Nutrition.

Đồ uống giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường 1
Uống 3 tách trà đen mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường... thậm chí ngay cả khi bạn thêm cho sữa. Ảnh minh họa

Trong một nghiên cứu thứ hai của Nhật Bản, chiết xuất từ ​​bột của lá trà đen cũng đã được coi là có tác dụng tương tự trên hai enzyme: amylase và alpha alpha-glucosidase.

Các nghiên cứu từ Đại học Dược Hokkaido được công bố trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology.

Những nghiên cứu khác ở người còn cho biết thêm sữa không làm giảm lợi ích của trà.

Tiến sĩ Catherine Hood, chuyên gia của Tea Advisory Panel (TAP) - một tổ chức tư vấn về trà của Anh nói: "Bệnh tiểu đường là một bệnh do rối loạn quá trình chuyển hóa glucose gây ra. Các nguồn chính của glucose trong cơ thể xuất phát từ quá trình tiêu hóa và thủy phân carbohydrate trong bữa ăn. Các enzym tiêu hóa của tụy alpha-amylase và alpha glucosidases ruột chịu trách nhiệm cho việc tiêu hóa carbohydrate để tạo thành glucose. Sự ức chế các enzym này sẽ kéo theo ức chế sự hình thành glucose, có thể góp phần vào việc phòng ngừa và quản lý bệnh tiểu đường type 2".

Nghiên cứu trước đây liên quan đến gần 300.000 người đã tìm thấy những người uống 3-4 cốc trà đen mỗi ngày sẽ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thấp hơn 25% so với những người uống trà thường xuyên hoặc không uống.

Các nhà nghiên cứu Úc đã loại trừ ảnh hưởng của caffeine và cho rằng các thành phần khác như magiê và chất chống oxy hóa có thể chính là lý do giúp trà có tác dụng như vậy.

Tiến sĩ Tim Bond từ TAP cho biết các nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng rằng uống khoảng 3 tách trà một ngày có thể mang lại lợi ích chống lại bệnh tiểu đường.

Ông nói: "Trà là một thức uống rất phổ biến ở Anh và những phát hiện mới nhất cùng với nhiều nghiên cứu được công bố khác tiếp tục cho thấy thức uống này tốt cho sức khỏe của chúng ta bao gồm cả tim và hệ thống mạch máu".

Chất chống oxy hóa gọi là flavonoids trong trà được cho là có thể kiểm soát tình trạng viêm, giảm đông máu, thúc đẩy chức năng mạch máu và hạn chế đóng cặn lên của động mạch.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015


Trẻ nhiễm lậu từ bác giúp việc
Bé Bông, con gái chị Kim chưa đi học nên ngay khi bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm, họ lo ngại con mình có thể bị xâm hại tình dục. Bác sĩ kiểm tra vùng kín của cháu thì không phát hiện ra dấu hiệu gì của việc bị xâm hại.
Được bác sĩ cho biết, bệnh lậu cũng có thể lây qua việc mặc chung hoặc ngâm giặt chung quần áo nên cả nhà chị Kim cuống cuồng đi làm xét nghiệm. Kết quả, người bị mắc bệnh lậu không phải là vợ chồng chị Kim mà là chị giúp việc. Hóa ra cháu Bông bị lây bệnh lậu từ người giúp việc do ngâm và giặt chung quần áo với cháu.
Cũng vì giặt chung quần áo mà cả gia đình anh Tâm (ở quận Long Biên, Hà Nội) đã bị lây sốt siêu vi. Biết chồng bị sốt siêu vi nên chị Lan đã rất cẩn thận khi để chồng nằm cách ly riêng một phòng, không cho tiếp xúc với hai con nhỏ. Thế nhưng cuối cùng cả nhà chị đều bị lây bệnh từ anh Tâm. Chị Lan nói với bác sĩ rằng mình đã cách ly, không dùng chung bát đĩa, cốc chén, khăn mặt vì thế nguyên nhân làm lây bệnh cho cả nhà chỉ có thể là từ… chiếc máy giặt. Chị Lan đã cẩn thận giặt riêng quần áo của chồng thành một mẻ, còn quần áo của ba mẹ con giặt riêng một mẻ khác. Nhưng bác sĩ cho biết, máy giặt chính là ổ lưu vi khuẩn, ngay cả khi giặt riêng thì vi khuẩn có trong máy giặt vẫn có thể làm nhiễm chéo bệnh của nhau.
 
Có thể lây bệnh tình dục từ máy giặt.
TS.BS Vũ Đình Cầu, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Tiết niệu, Học viện Quân y cho biết, máy giặt dùng lâu chứa rất nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe, dùng không đúng cách sẽ rất dễ nhiễm bệnh. Bụi bẩn từ quần áo cộng thêm môi trường ẩm ướt, khiến nhiều loại vi khuẩn phát triển, biến máy giặt trở thành một nơi “cực kỳ nguy hiểm”. Nhiều bệnh nhân vô tình bị nhiễm bệnh từ ổ vi khuẩn ẩn náu trong máy giặt mà không hiểu nguyên nhân do đâu.
Các nhà khoa học trên thế giới ước tính rằng, trung bình có khoảng  0,1g (10.000 vi sinh vật) trong mỗi cặp quần lót “sạch”. Chu trình lây bệnh từ việc giặt tẩy không chỉ qua việc loại bỏ vi khuẩn trong quần áo mà còn qua lây nhiễm chéo. Vi khuẩn có thể bị lây từ quần lót bẩn, từ ga trải giường, từ tất, từ quần áo bảo hộ... Ngay cả máy giặt cũng tham gia vào quá trình lây bệnh chéo này.
Máy giặt sử dụng lâu ngày mà không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ biến thành ổ chứa vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm. Nước tích tụ phía sau vòng đệm, bình thường người dùng sẽ không phát hiện được nhưng đây chính là những ổ chứa vi khuẩn, hàng chục nghìn bào tử nấm mốc độc hại và các loại vi khuẩn khác. Vào năm 2005, đại dịch E.coli ở Anh Quốc đã làm 150 người ngã bệnh và cướp đi mạng sống của một em bé đã khiến các cơ quan y tế phải truy tìm hành tung của con vi khuẩn đáng ghét này. Kết quả thật khó ngờ, máy giặt lại là hang ổ của đám cơ hội E.coli. Bởi vi khuẩn này đã “di cư” và ẩn náu trong máy giặt.
Tránh việc nhiễm chéo bệnh từ máy giặt
TS.BS Vũ Đình Cầu  khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên giặt chung đồ của người lớn với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Quần lót thì cần giặt riêng, nên giặt bằng tay, phơi ở những nơi có ánh nắng. Quần lót nếu giặt chung với tất, ga trải bàn, quần áo bảo hộ… thì phụ nữ có thể bị nhiễm nấm từ những đồ dùng này.
Nên vệ sinh máy giặt đều đặn, ít nhất là 2 lần/tháng. Hạn chế sử dụng các chất làm mềm vải. Nước xả vải thường để lại dầu, silicone nằm lại trong máy giặt, là nguyên nhân làm cho máy giặt bẩn hơn, khiến cho vi khuẩn rình rập tìm cách tàn phá sức khỏe. Do vậy hộp chứa nước xả vải  ở máy giặt là một trong những vị trí chứa nhiều vi khuẩn nhất.
Theo chị Phó Thị Hải Yến, chuyên viên tư vấn (Văn phòng giới thiệu sản phẩm hóa phẩm Mckenic Láng Hạ, Hà Nội) có một số cách để vệ sinh máy giặt như sau:
- Xả nước trong vào lồng giặt. Cho nước diệt khuẩn hoặc có thể thay thế bằng 2-3 bát dấm trắng hoặc chanh cắt lát (3 quả), chất tẩy (javen, clo) hoặc bột baking soda.
- Tiếp theo, cho máy quay 5 phút để các chất tan vào nước, sau đó ngâm từ 30 phút – 1 tiếng. Cuối cùng, “tống khứ” vi khuẩn gây hại bằng cách bật máy giặt và xả nước ra ngoài.
- Tháo ngăn chứa nước xả vải của máy, đây cũng được xem là “hang ổ” chứa vi khuẩn, bởi rất nhiều cặn bẩn bám lại đây. Dùng giẻ lau sạch thành ngăn…Tiếp đó, cọ rửa và ngâm vỏ ngăn với dung dịch chứa chất tẩy rửa hoặc nước nóng để diệt khuẩn.
- Bộ lọc cặn của máy giặt cũng là nơi bạn phải chú ý đến. Hãy xối nước thật mạnh vào bộ phận này để những cặn bẩn trôi đi, vi khuẩn không còn nơi trú ngụ.
Các thao tác này cần được thực hiện ít nhất 2 lần/tháng để đảm bảo máy giặt thực sự sạch sẽ.
Kỹ sư hóa học Nguyễn Quang Thuận, nguyên cán bộ Viện Nguyên tử năng lượng Việt Nam cho biết, hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm hóa phẩm diệt khuẩn dùng cho máy giặt. Người tiêu dùng có thể sử dụng các loại hóa phẩm diệt khuẩn này để vệ sinh cho máy giặt. Những sản phẩm này còn có tác dụng diệt khuẩn trên vải vóc quần áo. Vì thế bạn có thể sử dụng nước diệt khuẩn này thay cho nước xả vải khi trong gia đình có người mắc bệnh hoặc người trong gia đình đi thăm bệnh nhân ở vùng dịch về như sởi, cúm, thủy đậu…
Theo Giadinh.net

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Cung cấp đầy đủ vitamin A, D, K, B6... cho cơ thể giúp chị em ngăn ngừa lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch, đẹp da, bóng tóc và loại bỏ bệnh tật.
Cac-loai-vitamin-cd299-9350-1440036269.j
Ảnh: Myhealthtips
Vitamin A
Vitamin A nhiều đặc tính có lợi cho phụ nữ như chống oxy hóa, giúp xây dựng lại và củng cố hệ xương, da, mô mềm, răng và màng nhầy, giúp mắt sáng, chậm quá trình lão hóa và tăng cường miễn dịch.
Vitamin A có nhiều trong trái cây và rau quả như rau bina, trứng, gan, sữa, đu đủ, ớt đỏ, cải xoăn, đào, ngũ cốc. Những thực phẩm này cần có trong chế độ ăn uống hàng ngày hoặc hàng tuần.
Vitamin D
Vitamin này chủ yếu nhận được từ ánh sáng mặt trời, có nhiều trong dầu cá, sữa, trứng, gan. Vitamin D giúp kích hoạt canxi và phốt pho giữ cho xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng, ung thư, viêm khớp, trầm cảm, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)...
Nên tăng cường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm để ngăn ngừa bệnh xương như loãng xương.
Vitamin K
Vitamin K giúp xương chắc khỏe, chống đông máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và củng cố hệ miễn dịch cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể, cần thiết ở mọi lứa tuổi. 
Vitamin K có nhiều trong rau xanh, dầu đậu nành, dầu cá và ngũ cốc. 
Vitamin B6
Vitamin B6 duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, sản xuất hormone giảm trầm cảm, mất trí nhớ và bệnh tim, duy trì lượng đường trong máu. Phụ nữ mang thai cần có vitamin B6, nếu thiếu có thể dẫn đến thiếu máu và mắc một số bệnh.
Tăng vitamin B6 bằng cách bổ sung thịt, chuối, đậu, bột yến mạch, các loại hạt, ngũ cốc, bơ và cá trong chế độ ăn uống.
Vitamin E
Vitamin E có nhiều đặc tính có lợi, đặc biệt đối với phụ nữ, chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tim. Ngoài ra, nó có thể ngăn chặn đục thủy tinh thể, ngừa mất trí nhớ và ung thư.
Ăn những thực phẩm giàu vitamin E, bạn sẽ có làn da và mái tóc khỏe mạnh. Vitamin E có nhiều trong quả phỉ, margarine, dầu ngô, dầu gan cá, hạnh nhân, rau bina và hạt hướng dương.
Vitamin B12
Vitamin B12 rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, hỗ trợ các hoạt động thần kinh và não. Nếu thiếu vitamin này có thể dẫn đến trầm cảm, lú lẫn và khó chịu.
Để bổ sung vitamin B12, nên ăn pho mát, cá, trứng, thịt, sữa , sữa chua thường xuyên.
Vitamin C
Hầu hết phụ nữ đều nhận thức được lợi ích của vitamin C vì nó giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy sự phát triển của các mô, giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành máu.
Vitamin có rất nhiều trong trái cây và rau như bông cải xanh, quả nhỏ, kiwi, hạt tiêu, cam, cà chua, rau mầm, dâu tây.
Vitamin B9
Vitamin này được biết đến như một người bạn tuyệt vời để duy trì sức khỏe phụ nữ, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm huyết áp cao, chống trầm cảm và bệnh Alzheimer, mất trí nhớ, ung thư. Đặc biệt, loại sinh tố này ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của phụ nữ và sự phát triển của thai nhi.
Vitamin B9 có trong thực phẩm như rau xanh, măng tây, dưa, dâu tây, các loại đậu, nước cam, trứng.
Vitamin B7
Vitamin B7 giúp hình thành glucose và axit béo, giữ cho tóc, da và tuyến mồ hôi luôn khỏe mạnh, duy trì mức cholesterol bình thường cũng như phát triển xương và tủy xương.
Một số thực phẩm có nguồn vitamin B7 tốt nhất như lòng đỏ trứng, đậu nành, bột yến mạch, pho mát, sữa, sữa chua, hạt tiêu, gạo lức, khoa tây, khoai lang và trái cây màu vàng.
Vitamin B2
Vitamin B2 cần thiết để duy trì sức khỏe, đảm bảo sự phát triển bình thường cũng như quá trình trao đổi chất. Nó giúp cơ thể có đủ năng lượng, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm mệt mỏi và stress. Những người mắc tiểu đường cảm thấy ngứa ran hoặc tê là do thiếu hụt vitamin này.
Tăng hấp thụ vitamin B2 để ngăn ngừa nếp nhăn, loét miệng, đau họng, ngứa da và các triệu chứng khác bằng cách bổ sung nội tạng động vật, rau lá, trứng, ngũ cốc, đậu nành, nấm, ngũ cốc, pho mát, sữa và sữa chua.
Vitamin B3
Vitamin B3 còn được gọi là niacin, mang nhiều đặc tính có lợi, có thể giúp phụ nữ trông trẻ hơn do đặc tính chống lão hóa, giữ ẩm cho da. Vitamin này có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus và kháng nguyên khác, tăng lượng cholesterol và làm giảm triglycerides hoặc các chất béo trong máu. Nếu da bị viêm, hydrat hóa có trong vitamin này giúp giảm sưng đỏ.
Vitamin B3 thường được tìm thấy trong huyết thanh, kem và lotion.
Thiamine (Viatmin B1)
Thiamine hay vitamin B1 giúp các enzyme thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, hệ thần kinh hoạt động hiệu quả. Nó được tìm thấy trong các loại đậu, hạt giống, thịt lợn và ngũ cốc.
Axit pantothenic
Đây là một loại vitaminkhông được đề cập thường xuyên nhưng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự trao đổi chất thích hợp của thực phẩm trong hệ thống giải phóng năng lượng, giúp một số enzyme hoạt động hiệu quả.
Biotin
Vitamin này là một phần thiết yếu của nhiều enzym giúp đảm bảo quá trình chuyển hóa năng lượng tốt.
Folates
Folates giúp hình thành DNA, tạo ra các tế bào mới. Vitamin này được tìm thấy trong rau xanh, nước cam, gan, hạt giống, các loại đậu và ngũ cốc tinh chế.
Lê Nga (Theo Myhealthtips)

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Mỗi năm trong tổng số người chết do bệnh ung thư có 1/3 số người là do thói quen ăn uống. Trong ăn uống hằng ngày, chúng ta phải ghi nhớ 5 chữ quan trọng, để tránh mắc bệnh ung thư do ăn uống.

1. Ăn tươi

Nhiều công trình nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng, ăn nhiều thực phẩm tươi có lợi cho việc ngăn ngừa bệnh ung thư. Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới phát hiện, ăn nhiều trái cây và rau tươi có thể giảm tỉ lệ mắc các bệnh ung thư như ung thư yết hầu, ung thư vòm họng, cuống họng...

Hầu hết các loại trái cây và rau tươi có chứa nhiều chất chống ôxy hóa như flavonoids, vitamin C, carotenoids và các thành phần hoạt tính khác có hiệu quả chống ung thư. Ví dụ như rau cải, có chứa quinone và phenol. Quinone có thể pha loãng chất gây ung thư và đẩy nhanh bài tiết ra khỏi cơ thể. Phenol có thể ngăn chặn sự chuyển hóa của tế bào ung thư.   

Hàng ngày mỗi người nên ăn ít nhất 400g trái cây và rau, tốt nhất là các loại có màu đỏ, xanh, vàng, tím. Ngược lại, những loại thực phẩm để lâu ngày, đã bị mốc thì tuyệt đối không được ăn. Đậu phộng, đậu tương, gạo, mì… khi bị mốc có thể sản sinh ra độc tố aflatoxin và dẫn đến ung thư gan, ung thư dạ dày… Ngoài ra, không nên ăn thức ăn đã để qua đêm, thức ăn để quá 8-10 tiếng thường có chứa nitrite, càng hâm nóng nhiều lần thì hàm lượng sẽ càng tăng cao.  

ăn uống phòng bệnh ung thư 1

2. Ăn nhạt

Ăn nhiều thức ăn có nhiều muối có liên quan mật thiết với bệnh ung thư dạ dày. Trung tâm ung thư Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu đối với hơn 40.000 người ở độ tuổi trung niên trong thời gian 11 năm theo dõi và phát hiện, đối với nam giới, những người ăn nhiều muối có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp đôi so với người ăn ít muối, đối với nữ giới, những người ăn nhiều muối nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cũng cao hơn rõ rệt so với người ăn ít muối. 

Các nhà nghiên cứu bày tỏ, cơ thể con người sau khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối thì áp suất thẩm thấu cao của muối sẽ trực tiếp gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày và gây ra một loạt các thay đổi bệnh lý. Thực phẩm ướp nhiều muối có chứa nhiều nitrite, có thể kết hợp với các amin trong thức ăn biến thành nitrit, là một tác nhân gây ung thư.

Khuyến cáo được đưa ra là mỗi người không nên ăn quá 5g muối/ngày. Khi chế biến thức ăn cũng cần chú ý đến các loại “muối ẩn”, nghĩa là trong các loại gia vị như bột ngọt, nước tương… cũng có chứa muối, nên phải kiểm soát liều lượng. 

Ngoài ăn ít muối, ăn thức ăn thanh đạm ra còn phải kiểm soát lượng thịt. Báo cáo của học viện khoa học Mỹ chỉ ra rằng, mỡ động vật có liên quan mật thiết với căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư đại tràng và ung thư tuyến liền liệt. Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới khuyến cáo, mỗi tuần không nên ăn quá 500g thịt gia súc và gia cầm, cũng không nên ăn các loại thực phẩm thịt chế biến sẵn.

ăn uống phòng bệnh ung thư 2

3. Ăn thô

Thực phẩm thiếu chất xơ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ung thư trong những năm gần đây. Các loại thực phẩm đều có nguồn gốc từ chất xơ, nhưng qua quá trình chế biến, chế biến càng kĩ thì lượng chất xơ mất đi càng nhiều. Cho nên chúng ta tốt nhất là nên ăn thực phẩm thô.  

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm: các loại thực phẩm chính như: gạo đen, bột ngô, mì yến mạch, ngô ngọt, gạo kê…; Các loại rau như: nấm hương, nấm kim châm, đậu tương, đậu tằm, mầm tỏi, củ niễng…; Các loại trái cây như: lựu, dâu, lê, kiwi, táo tàu…; Các loại hạt như: mè đen, hạt thong, mơ khô, quả óc chó…Chất xơ sau khi vào cơ thể, có thể kích thích nhu động của ruột, đẩy mạnh bài tiết, giảm sự hấp thu các chất gây ung thư, ngăn ngừa ung thư đại tràng.  

Điều đáng nói ở đây là các loại đậu chứa ít chất béo, nhiều chất xơ, không chỉ có hiệu quả giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung mà còn có thể ngăn ngừa bệnh ung thư vú do có chứa nhiều chất chống oxy hóa.

Ngũ cốc còn có hàm lượng vitamin và các nguyên tố vi lượng phong phú như canxi, magie, selen…, có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường thể chất. Trong đó, selen là một chất chống ung thư, có thể “trói” các chất gây ung thư trong cơ thể lại và bài tiết ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa. 

Khuyến cáo mọi người nên tăng lượng ngũ cốc thích hợp trong chế độ ăn uống hàng ngày. Chẳng hạn như trộn mì yến mạch, bột ngô, bột mì lại với nhau làm bánh màn thầu hoặc mì sợi; Nấu chung đậu đỏ đậu xanh thành cháo thập cẩm. Nhưng phải chú ý, bất kì là loại ngũ cốc nào, khi chế biến phải cho ít dầu, ít muối là tốt nhất. 

ăn uống phòng bệnh ung thư 3

4. Ăn đắng

Có không ít người không ăn các thực phẩm có vị đắng mà không biết rằng các loại thực phẩm có vị đắng có hiệu quả chống ung thư rất tốt. Các loại trái cây chanh, cam, bưởi đều có vị hơi đắng bởi vị chúng có chứa một chất gọi là “limonoids”. Limonoids là một hóa chất thực vật, thường có trong các loại hoa quả chín, đặc biệt có hàm lương cao hơn trong các loại quả họ chanh.

Trong nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng, limonoids có hiệu quả rõ rệt trong việc tăng cường miễn dịch, có thể giúp bệnh nhân ung thư tăng cường khả năng miễn dịch. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra rằng ăn cam hoặc uống nước cam có thể hấp thu limonoids, có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư miệng, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày. Trái cây họ cam còn chứa nhiều chất flavonoids và carotenoids, cũng có tác dụng chống ung thư.

Các nhà nghiên cứu Mỹ còn phát hiện, các vị đắng tự nhiên khác trong thực phẩm cũng có tác dụng bảo vệ với sức khỏe. Chẳng hạn như chất naringin có trong chanh và bưởi, chất polyphenols có trong trà và chất polyphenol có trong rượu vang và socola, chúng đều là thành phần có lợi trong việc chống bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Quinine có trong mướp đắng có thể tăng khả năng miễn dịch, giúp giảm lượng đường trong máu. Cho nên, muốn ngăn ngừa bệnh ung thư bằng biện pháp ăn uống thì phải ăn thêm thực phẩm có vị đắng.  
Theo : http://afamily.vn/
(Tổng hợp)

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng, trong đó không loại trừ khả năng nó là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng.

Cột sống và những cơn đau
Đầu tiên, bệnh đau lưng có thể liên quan đến cột sống. Đặc biệt là với những người thường phải ngồi làm việc lâu và ít hoạt động thể chất. Những người ngồi máy tính và những người phải đứng bất động lâu cũng hay bị đau lưng.
Nếu không có biện pháp phòng ngừa thì lâu dần sẽ bị lệch đốt sống và các gốc thần kinh cột sống. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn. Đôi khi điều này sẽ dẫn đến mất một phần khả năng lao động, người bệnh sẽ không thể làm một số công việc nào đó.
Nếu công việc của bạn buộc phải ngồi nhiều giờ hoặc phải đứng yên một chỗ, hãy cố gắng nửa tiếng một lần, vận động cho giãn gân cốt, ví dụ như đứng lên đi lại trong phòng, hoặc tốt hơn nữa là làm vài động tác thể dục lưng như cúi gập người về phía trước, sang hai bên và ngả ra phía sau… điều đó tránh cho cột sống bị teo.
Và sẽ rất tốt nếu bạn tập thể dục 10-15 phút mỗi ngày. Để phòng chống bệnh đau lưng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau. Nếu bạn bắt buộc phải đứng lâu, hãy cố gắng dồn trọng lượng cơ thể cho cả hai chân, hoặc thay đổi chân thường xuyên.
Nếu bạn phải nâng vật gì đó từ dưới sàn nhà, hãy giữ lưng thẳng. Còn nếu mang vật nặng, hãy dừng lại để nghỉ nhiều hơn và đổi tay. Không nên đi giày cao hơn 4cm.
Bác sĩ khuyên bạn không nên nằm ngủ trên bề mặt cứng. Còn nằm trên nệm quá mềm, khi ngủ cột sống của bạn bị võng xuống, khiến cho cơ bắp bị đè nặng. Ban đầu ngủ dậy bạn thấy mỏi lưng, sau đó dẫn đến bệnh đau lưng.
Đau lưng do chế độ ăn uống 

Đau phần lưng còn do chế độ ăn uống không hợp lý. Thiếu các chất khoáng như canxi, phốt pho, kali và magiê có thể dẫn tới bệnh loãng xương, làm cho xương cột sống dễ gãy và xốp.
Do đó cần phải ăn thường xuyên các loại thực phẩm như pho mát tươi béo, bắp cải, cà rốt, các loại đỗ, đậu côve, gạo, củ cải đỏ, hồ đào… Chúng ta vẫn có thói quen ăn đường trắng, tuy vậy cũng nên hạn chế bởi cơ thể muốn hấp thụ được thì phải tiêu hao một số dưỡng chất và điều đó làm cho cột sống của chúng ta yếu đi.
Cần nói thêm là, không phải khi nào bạn cảm thấy đau ở lưng tức là bệnh của bạn chính là đau lưng. Mà cơn đau đó còn có thể liên quan tới các cơ quan nội tạng. Đau ở tim có thể cảm thấy đau bên vai trái. Còn cơn đau âm ỉ ở vai phải có thể do triệu chứng bệnh của tuyến tụy.
Vì vậy, khi thấy xuất hiện cơn đau kéo dài và thường xuyên, hãy đi khám bác sĩ và tiến hành kiểm tra đầy đủ, không nên tự điều trị. Bởi khi có dấu hiệu đau lưng, chúng ta thường tự chữa bằng cách xoa bóp hoặc mát-xa, mà điều đó nhiều khi lại có hại.

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015


Kinh nguyệt là do niêm mạc tử cung rụng bong ra gây chảy máu, máu đó đã tích tụ trong tử cung, nghĩa là đã chảy ra từ nhiều ngày trước rồi, đến ngày hành kinh thì thoát ra ngoài. Đây là hoạt động sinh lý bình thường ở phụ nữ trong độ tuổi từ dậy thì đến mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt chịu ảnh hưởng của các chất nội tiết tố nữ là estradiol và pogesterone.

Khi bệnh nhân nhập viện thường được bác sĩ cho làm một số xét nghiệm máu cơ bản như: công thức máu, đường huyết, ure huyết, creatinin, lipid, men gan... các xét nghiệm này không có chống chỉ định trong những ngày hành kinh, nếu nó cần thiết phải thực hiện ngay để giúp cho chẩn đoán và điều trị bệnh. Khi đọc kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ lưu ý điều kiện lấy máu và biện luận kết quả theo những điều kiện tương ứng. Vì vậy, bạn không phải lo lắng đến kết quả xét nghiệm máu của bạn.
>>>> Điều Trị Kinh Nguyệt Không Đều 
>>>>> Viêm đường tiết niệu ở nữ

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cơ quan bị viêm. Nếu vi khuẩn trú ngụ ở bàng quang, tức viêm bàng quang, việc viêm nhiễm không mấy nghiêm trọng. Nhưng nếu vi khuẩn xâm nhập tới thận, tức viêm thận, tính chất viêm nhiễm trong trường hợp này lại trở nên nghiêm trọng và cần phải đi khám phụ khoa ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu là quan hệ tình dục.

    Điều trị bằng kháng sinh

Viêm đường tiết niệu ở nữ không điều trị sớm sẽ làm giảm chức năng của bàng quang hoặc thận ở cả nam giới và nữ giới, thậm chí hệ tiết niệu có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Cách điều trị thông thường đối với bệnh này là sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn. Đặc biệt là cần phải chữa trị dứt điểm và vệ sinh đúng cách nếu không bệnh tái phát lại sẽ nặng hơn và khó chữa hơn. Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh trị bệnh cần lưu ý sử dụng đúng và đủ liều, đồng thời cần điều trị theo phác đồ để tránh tình trạng vi khuẩn không được tiêu diệt hết, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tái phát. Khi đó, người bệnh sẽ phải sử dụng kháng sinh liều cao hơn để diệt khuẩn, gây mệt mỏi cho cơ thể.

Ngoài ra, lưu ý với những người bị viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong) thì không nên điều trị bằng kháng sinh vì bản thân người bệnh không bị nhiễm khuẩn, nếu dùng kháng sinh có thể dẫn tới bệnh ngày càng nặng hơn.

    Điều trị bằng đông y

Trong đông y, Kim Ngân Hoa và Kim Tiền Thảo là hai loại thảo dược được sử dụng kết hợp để điều trị viêm đường tiết niệu an toàn và cho hiệu quả cao với cơ chế "thông, xả". Theo đó, Kim Ngân Hoa được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn cực mạnh, đặc biệt là vi khuẩn E.Coli. Đồng thời Kim Tiền Thảo có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, từ đó giúp đào thải vi khuẩn đã chết và vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu ra ngoài. Vì vậy, uống thật nhiều nước kết hợp với hai dược liệu trên sẽ giúp tiểu mạnh nhiều, rửa trôi vi khuẩn, mảng viêm ở bàng quang, đồng thời "xả sạch" vi khuẩn ra khỏi đường niệu một cách dễ dàng, an toàn. Với phương pháp điều trị này, đối với những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong) cũng cho hiệu quả cao.
 Theo : https://vi.wikipedia.org/

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Các bệnh nhiễm khuẩn da
Chốc lở: Do điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, lao động dọn dẹp vệ sinh sau lũ dễ bị tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Khi dập vỡ tạo vết chợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ. Khi bị cần phải lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc betadin. Bôi thuốc sát khuẩn, xanh methylen, castellani. Khi thương tổn đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh như tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin. Uống thuốc kháng sinh để bệnh nhanh khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận.
Viêm nang lông: Do thiếu nước sạch, tắm gội vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa. Khi bị bệnh cũng phải sát khuẩn bằng cồn 70 độ, betadin, bôi mỡ kháng sinh và uống kháng sinh kháng tụ cầu như oxaxylin, bristopen, cloxylan, hạn chế gãi, chải đầu nhẹ nhàng, không làm tổn thương da đầu.
Mùa mưa lũ đề phòng các bệnh về da
Khám bệnh ngoài da cho bệnh nhân.
Bệnh viêm kẽ do vi khuẩn (Erythrasma):
hay gặp ở người béo phì, vị trí: hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Cũng do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu. Căn nguyên do loại vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium minutissimum. Chẩn đoán phân biệt với nấm da bằng cách chiếu đèn huỳnh quang thấy xuất hiện màu đỏ san hô, phân biệt với màu vàng huỳnh quang của nấm. Điều trị bằng bôi dung dịch eryfluid và uống erythromycin 250mg 4 lần 1 ngày.
Bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân: (pitted keratolysis): còn gọi là bàn chân rỗ, bàn chân hà. Tổn thương là những vết lõm đường kính từ 1-3mm tập trung thành đám ở lòng bàn chân hay thấy ở gót trước và gót sau không đau không ngứa. Căn nguyên do vi khuẩn có tên gọi Micrococcus Sedentarius. Chẩn đoán không khó, chỉ cần dựa vào hình ảnh bàn chân rỗ. Điều trị ngâm rửa nước muối sau đó bôi mỡ kháng sinh erythromycin hoặc clindamycin và mỡ whitfeld xen kẽ, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
Bệnh da do ký sinh trùng
Bệnh do ấu trùng xâm nhập vào da: Còn gọi là ấu trùng di trú trên da, bệnh ít thấy ở nước ta nhưng cũng không có nghĩa là không có mà do khả năng phát hiện bệnh còn hạn chế. Do trứng của giun sán tồn tại trong đất cát nở thành ấu trùng và xâm nhập vào da người, di trú trên da với tốc độ vài centimet một ngày. Chúng di chuyển ngay dưới lớp sừng tạo thành đường ngoằn ngoèo hơi nổi cao, rộng khoảng 2-3mm. Số lượng tổn thương phụ thuộc vào số lượng ấu trùng xâm nhập. Vị trí hay gặp: cẳng chân, mông, quanh hậu môn, tay. Triệu chứng cơ năng rất ngứa, ấu trùng tồn tại trên da trung bình từ 2-8 tuần. Hiếm khi trên 2 năm. Phòng bệnh: tránh tiếp xúc trực tiếp với đất cát chứa phân. Điều trị tại chỗ: bôi mỡ kháng ký sinh trùng albendazole. Uống thiabendazole 50mg/1kg cân nặng trong ngày, từ 2-5 ngày.
Ghẻ: Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi Sarcoptes Scabies xâm nhập vào da. Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ. Vị trí hay gặp: kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách. Hiếm khi thấy ghẻ ở 1/3 trên lưng, mặt. Triệu chứng cơ năng: rất ngứa. Nếu không được phát hiện chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh. Điều trị: vệ sinh cá nhân và bôi thuốc chữa ghẻ, bôi một trong những loại thuốc sau: DEP, eurax, ascabiol. Điều trị cho cả nhà, những người có biểu hiện ngứa ghẻ. Tẩy uế quần áo ga gối bằng cách luộc hoặc phơi 3-4 nắng.
Mùa mưa lũ đề phòng các bệnh về da
Ghẻ.
Nước ăn chân
Thực chất là bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Do chân tay ngâm trong nước nhiều, tế bào sừng bị chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển. Thương tổn hay gặp ở các kẽ ngón chân 4, 5, kẽ ngón tay 3, 4. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết chợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn. Bệnh cũng hay gặp ở người làm nghề quét dọn, công nhân vệ sinh, người nội trợ, giúp việc, thường xuyên phải tiếp xúc với nước, người có bệnh đái tháo đường cũng thường bị nhiễm loại nấm trên. Khi bị bệnh cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép và điều quan trọng là phải dùng thuốc chống nấm như: castellani, calcream, nizoral, dezor; rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm SAStid hoặc nước quả chanh để tránh tái nhiễm. 
 Theo : http://suckhoedoisong.vn/